Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Người Đi Kẻ Ở Đoạn Trường Biệt Ly


Bình thơ Giang Hoa và Lu Hà

Tiễn biệt người đi thì kẻ ở lại thổn tức năm canh là một hiện tượng theo quy luật tự nhiên của tình cảm, trái tim tâm linh con người ta. Nữ sĩ  Giang Hoa lấy tiêu đề bài thơ xướng là: “ Tiễn Biệt “ thì Lu Hà tôi họa lại theo với tiêu đề là: “ Thổn Thức Năm Canh “ là lẽ thường tình vậy.

Giang Hoa:
“ Tiễn biệt ai về tuyết đổ rơi
Hoàng hôn phủ núi lặn phương trời “


Lu Hà:
“Thổn thức năm canh giọt lệ rơi!
Nỗi niềm cô quạnh cuối chân trời “

Đây là một hiện tượng phân tâm học, một ảo ảnh tâm linh huyền bí trong giấc mộng của nữ sĩ một đêm nào đó bổng gặp linh hồn của một tình quân từ phương trời xa lạ đã đến thăm nàng và nàng cuối cùng vẫn phải tiễn biệt chàng trở lại nơi trú ngụ hay quê hương bản quán trong khung cảnh rất buồn thảm tuyết đổ mưa rơi hoàng hôn phủ kín núi rừng, lặn ánh tà dương... Chàng đi rồi thì người ở lại trong nỗi niềm thổn thức giọt lệ rơi đầm đìa ướt gối xót xa cho người cô đơn lạnh lẽo đạp tuyết đội mũ lông cừu hun hút chiếc bóng mờ xa...

Giang Hoa:
"Mây vờn phiến ngọc làn sương ẩn
Suối vỗ gương hồ thủy nguyệt soi"

Lu Hà:
"Hè đi én lượn bờ mây phủ
Thu đến sương mù bọt nước soi"

Phiến ngọc đây chắc chắn là mặt trăng, trăng như ngọc là trăng tháng 8. Mây vờn phiến ngọc do sự ấm áp của mặt trăng mà mây tan ra thành làn sương mờ ảo, ẩn hiện ánh trăng có cung vàng gác tía có cây đa gốc quế có ngọc thỏ có chàng Cuội làm lao công chuyên cắt cỏ chăm sóc mảnh vườn cho nàng Hằng Nga. Còn dưới trần gian có dòng suối trong sóng vỗ trên mặt nước làm cho bóng nguyệt tức bóng trăng long lanh. Có trăng là có nàng Hằng Nga xuống tắm. Có Hằng Nga là có người đẹp trần gian làm tiểu muội. Đối cảnh sơn thủy hữu tình thì Hà thi sĩ viết: Hè đi tức là trung tầm tháng 8 én còn lượn nơi động hồ ái tình bờ mây bao phủ liên đới đất trời không gian là một. Mùa thu đến trần gian cũng bốc sương mù che lấp bọt nước tăm cá. Thật là trầm ngư nhạn lạc như nàng Chiêu Quân ôm cây đàn tỳ bà gảy làm cho con nhạn bay qua thấy buồn thê thảm qúa mà đứt ruột rơi xuống, đàn cá cũng ngượng ngùng với sắc nuớc hương trời, trước vẻ đẹp của nàng Chiêu Quân mà lặn xuống đáy sâu.

Giang Hoa:
"Dõi bước giang hồ du vạn nẻo
Nhìn theo lãng tử cạn ly đời "

Lu Hà:
"Ai khóc khuê phòng buồn ảo não
Kẻ cười lữ khách mộng say đời"

Phàm kẻ giang hồ lãng tử là loại người theo tôi là bất cần đời chả có thú điền viên nhàn tả vợ con chi hết. Nhưng họ còn có cái khí khái của bậc tu mi nam tử trọng nghĩa kinh tài cứu khổn phò nguy. Điển hình là nhân vật Tống Giang mà chúng ta đã biết trong bộ truyện Thủy Hử của Thi Nại Am. Anh chàng sinh quán tại huyện Vận Thành tỉnh Sơn Đông bên Tàu. Người ta mến mộ gọi là Cập Thời Vũ Tống Công Minh. Tôi nhớ anh chàng trong lúc say rượu đã làm bài thơ trên lầu Tầm Dương. Đại khái như thế này:

"Từ nhỏ đã từ kinh sử làu
Lớn lên rắp những mưu sâu
Cọp còn nấp bóng trong rừng vắng
Dấu vuốt nhe nanh chịu cơ cầu
Chẳng may chữ thích nhơ trên mặt
Tấm thân đày ải đất Giang Châu
Ngày nào rửa được oan thù ấy
Thì nước tầm dương máu đỏ ngầu
Một mai thỏa cánh bằng tung gió
Kinh cả Hoàng Sào chửa trượng phu"

Ở Việt Nam ta thời phong trào thơ mới phát triển  có anh chàng thi sĩ Thâm Tâm cũng có máu giang hồ kiếm khách. Anh viết bài Tống Biệt Hành theo thể hành, xem ra cũng tráng khí:

"Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng...
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không"

Nhưng theo tôi cả Tống Giang và Thâm Tâm là những con người lý tưởng mục đích sống mập mờ không rõ ràng, chưa phân biệt được chính nghĩa lẽ phải đạo trời đạo làm người. Sống sao thật sự có ích cho gia đình cha mẹ ông bà vợ con và xã hội. Bài thơ của Thâm Tâm hai khổ đầu còn khá mang hơi hướng Kinh Kha vượt sông dịch đi tìm giết Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa tàn bạo. Chàng vì ân tình với thái tử Đang người nước Yên trọng tín nghĩa, trọng lời với người tri kỷ tri bỉ. Đi giết Tần Thủy Hoàng mà thái tử Đang tặng Kinh Kha bàn tay của một cô gái, vì Kinh Kha trong tiệc rượu khen tay nàng đẹp. Thế là thái tử Đang giết cô gái đó chặt đôi bàn tay cho vào cái mâm vàng tặng Kinh Kha lên đường giết bạo Tần. Xem ra anh hùng hảo hán kiểu này man rợ quá. Và chàng Thâm Thâm cũng mơ mình là tráng sĩ như Kinh Kha. Ai cũng khen Kinh Kha anh hùng, Thâm Tâm làm thơ hay mà cố tình phớt lờ cái anh hùng kiểu Tàu của Kinh Kha đi.

“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?“

Còn những khổ thơ sau tôi chê Thâm Tâm không có tình cảm mẹ con chị em gia đình. Một con người có máu lạnh vô cảm.  Cho nên theo tôi cả bài thơ không nên xếp vào dòng thơ tình Việt Nam. Vì không thấy có tình yêu thương quái gì chi hết, dù có viết chữ tình chỉ là gượng gạo gỉa tạo gò ép miễn cưỡng, không thật lòng, hàm hồ xét đoán về tâm trạng người mẹ, người chị, đứa em v. v….

Thiên hạ thì trầm trồ khen ngợi cả hai bên quốc cộng miền Bắc và miền Nam Việt Nam vì mục đích chính trị. Còn tôi thì thấy bực mình cho cái anh chàng Thâm Tâm này.

Theo Lu Hà  thì Tống Biệt Hành của Thâm Tâm là một bài thơ vô cảm, không có tình người. Nhưng anh đã chết rồi và lúc đó còn là giai đoạn chót của phong trào thơ mới nên tâm trạng Thâm Tâm còn nhộn nhạo. Lu Hà không khen hay mà cũng chẳng chê dở lắm. Dù sao Thâm Tâm cũng là bậc tiền nhân, khả năng anh lại là tác gìa của bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon nổi tiếng. Thâm Tâm viết theo lối cổ phong thể hành. Chàng muốn làm một Kinh Kha theo kiểu anh hùng võ thượng ra tay nghĩa hiệp cứu đời bất cần quê hương mẹ con gia đình chị em chi hết mà muốn lên Lương Sơn Bạc nhập bọn với Tống Giang, Võ Tòng, Lâm Sung, Lý Qùy. Chàng tự coi mình như thứ đồ bỏ đi hư hỏng vô dụng nếu cứ ở nhà thà ra đi còn mang tiếng anh hùng hảo hán. Mẹ coi như chiếc lá đa rơi đầu làng. chị coi như hạt bụi vô tri vô giác, em coi như chén rượu cặn thừa thãi.

Thiên hạ dù có tâng bốc lập luận ngụy biện quanh co bênh vực Thâm Tâm thì Hà lão phu vẫn coi là bài thơ vô cảm không có tình người, một trái tim sắt đá một tâm hồn cằn cỗi giá băng.

Có thể mấy thập kỷ nay kể từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay Việt Nam hình như bế tắc về văn thơ, nguồn cảm hứng tù túng gò bó theo khuân phép sáo rỗng. Miền Nam có thể còn tự do sáng tác?

Nên bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm lão phu cho là bài thơ trung bình thôi cảm hứng nghèo nàn. Bài thơ chỉ nói lên tâm trạng của một con người bất mãn chán chường, nên anh giận cá chém thớt viết nghêu ngao cho thỏa cái thú chán đời nhưng không muốn làm phế vật mà muốn mơ thành tráng sĩ, tình mẹ con chị em máu mủ với anh thành đơn điệu lời thơ gò ép gỉa trá thiếu logich phù hợp với không gian và thời gian..

Nhưng thiên hạ trong cảnh gạo châu củi quế thơ phú nghèo nàn, nên họ mới ôm ghì lấy, khen lấy khen để, bình luận nhắng nhít thêu dệt linh tinh nhằm tô vẽ thổi ống đu đủ cho Thâm Tâm linh hồn qúa cố ngậm cười nơi suối vàng và ngợi ca là đỉnh cao tuyệt tác của phong trào thơ mới thơ me gì đó. Ai khen thì khen là quyền tự do, còn lão phu chẳng khen chẳng chê coi là bài thơ trung bình hơi dở một tí ti .
 Tôi miễn đăng trọn bộ Tống Biệt Hành trong bài bình luận này. Mà lại đăng bài song thất lục bát của tôi. Với tôi bài thơ của tôi còn có tình nguời hơn. Nói như vậy có điêu ngoa không thì tùy bạn đọc:

Tiễn Bạn Lên Đường Tòng Chinh
cảm tác theo ý thơ của Thâm Tâm

Đưa tiễn bạn lòng buồn vời vợi
Tôi có nghe sóng dội trong lòng
Hoàng hôn rỏ giọt sương trong
Thác ghềnh mây phủ bước đường trần ai

Bụi hồng trần người đi kẻo mỏi
Xa gia đình sớm tối bâng khuâng
Không sông thiếu bóng trăng vàng
Nỉ non hò hẹn lỡ làng tuổi xuân

Dáng côi cút trên con đường nhỏ
Dặm nẻo xa ấp ủ chinh nhân
Quyết nuôi chí lớn phong trần
Thương người Li Khách dấn thân hiểm nghèo

Mẹ ở lại ba thu mòn mỏi
Chẳng an tâm còm cõi chờ mong
Hoa sen nở rộ đầm chuông
Khuyên em hai chị tuôn dòng lệ rơi !

Chiều hôm trước tỉ tê trò chuyện
Nhắn nhủ hoài căn dặn thiết tha
Sáng nay trời chửa vào thu
Em trai mắt biếc nghẹn ngào khăn tay

Em bé nhỏ chia ly bịn rịn
Đi thật rồi biết đến khi nao
Bao giờ anh trở lại nhà
Mẹ sầu như chiếc lá đa cuối mùa

Khăn tay ướt đầm đià nhỏ lệ
Chị thương em hạt bụi mù xa
Em cay giọt rượu la đà
Đời say thì mấy mùa thu lá vàng

Gió heo hút nửa vầng trăng tỏ
Mây thu về bóng đổ thềm vương
Ngậm ngùi Li Khách vấn vương
Tiếng đời xô động chiến trường thê lương

Hoa phượng vĩ phố phường chen chúc
Tiếng ve sầu thúc giục gọi ai
Bờ ao liễu phủ u hoài
Mưa rơi tầm tã canh dài lệ chan…!

16.2.2010 Lu Hà

Oái oăm thật người giang hồ lãng tử họ sống như vậy đấy. Còn ai thấu hiểu cho nổi lòng thiếu phụ phòng khuê gối chiếc vò võ thâu canh vàng võ héo hon tuổi xuân úa tàn?


Giang Hoa:
"Thương chàng viễn xứ quê nhà đợi
Bậu vẫn nơi này trải bút khơi ..."

Lu Hà:
"Đại dương xa cách hồn thơ gọi
Tình tứ thương hoài dặm biển khơi…!"

Theo tôi hai câu kết này giữa Giang Hoa và Lu Hà là một cặp tài tử giai nhân. Cả hai khổ thơ người xuớng kẻ họa đối ý rất chỉnh. Nói như vậy thiên hạ có người không sẵn mở lòng tri ngộ mà mỉa mai rằng chuyện mèo khen mèo dài đuôi mà không chịu động não suy nghĩ quả thật họ là một cặp tài tử đường thi thật sự cùng một cảnh giới tâm linh thơ đường rất huyền diệu.

Thiết tưởng hai câu kết này của Lu Hà và Giang Hoa chả có gì là khó hiểu mà phải phân tích lý giải dài dòng.

Tôi xin thay lời kết bài bình thơ này là một bài thơ có thể gọi lấy thơ để bình thơ là một kiểu bình hiếm hoi độc đáo trong làng bình thơ đó.

Tưởng Nhớ
cảm hứng với Giang Hoa: Tiễn Biệt

Nhớ Thâm Tâm bài thơ phong cổ
Tống biệt hành tủi hổ thi văn
Giang Hoa yểu điệu mỹ nhân
Nghẹn ngào tiễn biệt tấm thân phong trần

Hồn cát sĩ chứa chan muôn thuở
Lòng Lu Hà than thở sầu ca
Ngược xuôi trong cõi sa bà
Khổ đau thê thảm sơn hà mờ sương

Ngó sen trắng vấn vương tơ khóc
Giọt mưa thu gió lốc vành tang
Cỏ may heo hút đầu làng
Phớt phơ cành liễu dở dang ái tình

Hỡi vũ trụ hành tinh thiên thể
Có nghe chăng thế kỷ buồn thiu
Bướm hoa ngao ngán ỉu xìu
Cánh cò lơ láo đìu hiu cánh đồng...

Đêm mưa vắng phòng không gía lạnh
Kiếp hồng nhan biết tránh sao đây
Hàng hiên lã chã canh chầy
Đầm đìa chăn gối vơi đầy giọt tương...

Mẹ thổn thức thê lương hạt bụi
Cha não nùng thui thủi vào ra
Bâng khuâng chú bác ông bà
Rào thưa vườn trống tiếng gà ỉ ôi

Chị em có thuận xuôi nhường nhịn
Hàng xóm cười bán tín bán nghi
Bạn bè xa lắc thầm thì
Mong chi đôi lứa đền nghì trúc mai...?

16.8.2016 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét